Cửa hàng xe đạp Trinx chia sẻ bí kíp sử dụng xe

Bạn mới sở hữu 1 chiếc xe đạp cho riêng mình từ một cửa hàng xe đạp mà bạn rất ưng ý. Bạn muốn ngay lập tức sử dụng chiếc xe mới này, chạy xe đi dạo với bạn bè, hay chỉ đơn giản là đạp lòng vòng quanh công viên tập thể dục. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, hãy bỏ túi một vài mẹo nhỏ để tự chăm sóc chiếc xe yêu quý của mìn nhé. Hôm nay, cửa hàng xe đạp Trinx xin cung cấp 8 mẹo nhỏ giúp bạn tránh được mọi rủi ro khi đi xe đạp. Cùng tìm hiểu nào.

Cửa hàng xe đạp gợi ý những mẹo nhỏ cần thiết

Khi sử dụng xe đạp, hẳn sẽ gặp nhiều trường hợp ngoài ý muốn như hết hơi, thủng xăm, đứt dây phanh, gãy đũa, … ảnh hưởng tới việc đi lại, di chuyển và sử dụng sản phẩm. Hãy bỏ túi 8 bí kíp sau :

1. Luôn kiểm lốp xe

Lốp xe được bơm quá căng hay quá non đều có thể làm hỏng lốp. Bơm điện cho phép bạn bơm 1 thể tích lớn không khí vào lốp nhanh hơn, dễ dàng hơn, hiệu quả hơn là bơm cơ bằng tay. Một số cửa hàng xe đạp luôn có những chiếc bơm điện để phục vụ việc bảo dưỡng, sửa chữa định kì. Nên thường xuyên kiểm tra kỹ 2 mặt lốp xe để nắm được thông số áp suất hơi phù hợp cho chiếc xe của bạn. Đặc biệt, những dòng xe đạp đua sử dụng dòng lốp 700x23c, có bề ngang của lốp khá nhỏ (dẫn đến áp suất bơm rất lớn) rơi vào khoảng từ 6-10 Bar. Nếu bạn muốn bơm hơi để đi, bạn cần phải có một chiếc bơm gắn đồng hồ tăng áp hoặc đến những cửa hàng có máy nén khí để bơm. Với dòng xe đạp thể thao, xe đạp địa hình thì áp suất lốp thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 3,5-4 Bar nên bạn có thể bơm dễ dàng ở bất cứ đâu.

cửa hàng xe đạp

Cửa hàng xe đạp khuyến khích khách hàng bơm xe thường xuyên

2. Kiểm tra má phanh xe đạp hàng tuần

Phanh xe đạp đóng vai trò cực kì quan trong, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nếu má phanh bị mòn sẽ dẫn tới phanh không ăn. Bạn sẽ dễ nhận thấy miếng cao su đệm ở má phanh, việc thay má phanh mới khá đơn giản, dễ dàng và không tốn nhiều chi phí. Nếu gặp trường hợp này, hãy mang xe tới cửa hàng xe đạp để được sửa chữa nhanh nhất.

3. Thường xuyên tra dầu cho những bộ phận bằng kim loại

Luôn có một loại dầu tra xích xe đạp thể thao tốt và tra 1 một lượng vừa phải lên bất kỳ bộ phận kim loại nào của chiếc xe đạp, nơi có các mối nối kim loại như đòn bẩy, xích, cáp và bộ khung đỡ (trừ phanh và tuyệt đối ko cho dầu vào phanh, đặc biệt là khu vực má phanh đĩa). Lưu ý rằng đừng tra dầu lên xích xe của bạn nếu chưa làm sạch xích. Nếu không, điều này sẽ tạo ra một lớp gỉ xét trên bề mặt xích.

cửa hàng xe đạp

Xe đạp thể thao nữ phong cách

4. Điều chỉnh phanh chặt hơn

Bạn hoàn toàn có thể tự chỉnh cho phanh chặt hơn để phù hợp với độ ma sát khi bóp tay phanh. Vặn ốc ở thân phanh chặt hơn, kéo dây phanh ở vị trí xát thân xe thật gọn gàng. Những công việc này khá đơn giản, bạn hoàn toàn có thể thao tác tại nhà mà không cần phải mang xe tới các cửa hàng xe đạp để sửa chữa chúng.

5. Chăm sóc bộ xích xe sạch sẽ

Bộ xích xe là quan trọng nhất  trong bộ truyền động của xe đạp, hãy thường xuyên vệ sinh cho chúng. Xích xe được làm sạch thường xuyên thì bộ truyền động sẽ hoạt động tốt hơn và bền hơn. Bạn không cần phải tháo hẳn bộ xích ra mà chỉ cần vệ sinh bằng nước nóng, một miếng giẻ nhỏ, bàn chải đánh răng, một chiếc máy tẩy nhờn cầm tay và tra dầu lại khi hoàn tất. Muốn nhanh hơn bạn có thể mua bộ máy vệ sinh xích xe cầm tay. Việc vệ sinh bộ xích sẽ đơn giản và nhẹ nhàng hơn nhiều.

6. Cân vành

Dựng ngược xe đạp của bạn lên và quay bánh xe là cách đơn giản nhất để kiểm tra. Nếu vành xe lắc từ bên này sang bên kia thì xe bạn đang cần “cân vành" đó. Thường thì ai cũng có thể cân vành xe nhưng có một số trường hợp riêng thì cần thợ lành nghề. Nếu bạn là nữ, hoặc chưa có kinh nghiệm sửa xe thì tốt nhất nên tới một cửa hàng xe đạp uy tín để cân vành. Cân vành chuẩn, bánh đi sẽ chắc chắn hơn và không bị đảo hoặc chà không đều vào má phanh.

cửa hàng xe đạp

Xe đạp giant chất lượng

7. Chỉnh yên xe ngồi cho thoải mái

Nếu bạn dễ bị tê mông, hãy điều chỉnh yên xe nâng cao hơn một chút hoặc nghiêng yên xe sao cho phù hợp với cách ngồi xe của bạn. Nếu bạn thường thấy bị đau đầu gối khi đi xe đạp, rất có thể do yên xe quá thấp. Khi đạp xe, chân nên được duỗi thẳng thẳng trên vòng đạp xuống. Trường hợp bị đau mông, hãy nghĩ tới một chiếc yên bọc silicon hay một chiếc quần thể thao chuyên dụng để thay đổi.

8. Cất gọn xe

Hãy cất gọn xe đạp ở một nơi khô ráo, tránh mưa, ẩm ướt, bụi và ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ tăng độ bền cho xe và hạn chế tối đa số lần bảo dưỡng cần thiết. Nhà kho, nhà để xe hay tủ dưới cầu thang là những nơi lý tưởng để cất xe đạp. Nếu thiếu không gian, hãy treo chúng lên tường như các cửa hàng xe đạp vậy.

Trên đây là những lưu ý nho nhỏ mà xe đạp Trinx muốn chia sẻ khi bạn sử dụng xe đạp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Website: xedaptrinx.vn

Liên hệ ngay để nhận được giá tốt nhất

Chuyên Xe Đạp Nhập Khẩu Các Hãng Trinx, Giant, Stitch, Hummer, Sport, Babygo tại Hà Nội 

Địa chỉ: PHỐ TÔN ĐỨC THẮNG - NGÕ THỊNH HÀO 1 NGÁCH 34 NHÀ SỐ 8c - Hà Nội.

Điện thoại: 0962.606.669

Email: NguyenDung8980@Gmail.com

Chi Nhánh TP HCM : 629/19E cách mạng tháng 8 phường 15 Quận 10 . 

Hotline : 0947553363

Cơ sở 1: Số 1 ngõ 124 NGHI TÀM , Tứ Liên , Tây Hồ , Hà Nội . Điện thoại: 0923.935.828

Cơ sở 2 : sô 10 lê trực ( đang sửa lại )

Cơ sở 3: Đông Anh. ĐT: 0438837364

Cơ sở 4: TP Sơn la. ĐT: 0919745649